Lý thuyết âm nhạc – Học các nốt nhạc trên cần đàn Guitar

09/09/2017 18:02 19.757 lượt xem

Nốt nhạc là một âm thanh được vang lên với cao độ nhất định. Đối với mỗi nhạc cụ khác nhau thì cách tạo ra nốt nhạc cũng khác nhau. Ví dụ nếu bạn nhấn một phím trên đàn Piano thì là một nốt nhạc được tạo ra, nhưng trên guitar để tạo ra được một nốt nhạc bạn phải sử dụng hai tay, với tay trái bấm phím, còn tay phải thì gảy dây.

Luôn cần lý thuyết khi chơi đàn:

Chơi đàn đến mức được nhiều người khen rất hay nhưng không biết nhạc lý… điều đó cũng không có gì xấu. Nhưng sẽ ra sao nếu như bạn yêu thích và bắt đầu muốn học đàn nâng cao như finger hoặc solo chẳng hạn, bạn sẽ gặp ít nhiều khó khăn. 

[Xem thêm Học guitar Solo hiệu quả với 5 bước đơn giản]

Để chắc chắn rằng bạn chơi đàn tốt và biết nhạc lý ít nhất ở mức căn bản cũng giống như trẻ em được “xoá mù” chữ, chỉ cần nắm chắc các lý thuyết âm nhạc hay còn gọi là nhạc lý căn bản ở các phần cơ bản sau đây là được.

Đọc và hiểu bản nhạc:

Hiểu ký hiệu trên bản nhạc, trường độ vào cao độ các nốt nhạc, các khoá nhạc, dấu hoá, các dấu lặng, lặp hoặc các ký hiệu nói lên cách luyến láy.

Trong bản nhạc, phần quan trọng vào bậc nhất có lẽ là dấu hoá đầu khuôn nhạc, nó giúp cho bạn biết được bài nhạc chơi ở giọng nào, bộ hợp âm của nó sẽ có thể gồm những hợp âm nào và cách bố trí các hợp âm theo từng nhịp sẽ được triển khai ra sao? Khi đọc nốt trên bản nhạc quen và nắm được giọng của bài hát, việc làm bản hoà âm cho đàn đệm và giai điệu sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với người không biết.

Bản nhạc

Cấu tạo các loại hợp âm:

Không đơn giản chỉ là hợp âm trưởng, thứ, bạn còn nên biết rất nhiều loại hợp âm khác nữa như các hợp âm 5, 6, 7, 9, sus, dim, aug, add9, add11, add13… Ngoài ra còn có các hợp âm M7 hoặc các hợp âm thể đảo, hợp âm đổi bass và hợp âm 2 nốt…

Hợp âm cơ bản

Đối với mỗi dòng nhạc, các hợp âm áp dụng cho bài hát có thể rất khác nhau, cùng một bài chơi bình thường chỉ có hợp âm trưởng thứ, nhưng có thể khi chơi theo phong cách nhạc jazz/ blues thì lại toàn hợp âm 7 hoặc đổi bass chẳng hạn.

Các thang âm:

Có thể hiểu thang âm là một công thức để tạo ra các bộ gam khác nhau, nó giúp cho người nhạc công định hình được việc điều khiển cây đàn trở nên đơn giản hơn, tránh nhầm lẫn và giúp cho người nghệ sỹ sáng tác có một bộ “nguyên liệu” các nốt nhạc để sáng tác thay vì dùng tất cả các nốt nhạc theo quy định để viết bài nhạc.

Khi chơi đàn, các thang âm đóng vai trò định hình đặc trưng tình cảm của dòng nhạc. Ví dụ các nhạc dân tộc hay chơi theo thang âm ngũ cung, nhạc hiện đại là thang âm thất cung tự nhiên, nhạc blues là thang âm ngũ cung blues…

Đối với người học đàn thông thường, thuộc lòng thang âm thất cung tự nhiên hay còn gọi là thang âm Chromatic là đạt yêu cầu.

thang am guitar

Cấu trúc bài hát:

Nghe có vẻ lạ, nhưng bất kể bài hát nào cũng đều có cấu trúc thường là mở bài, cao trào và kết thúc hoặc mở bài, dẫn dụ và kết thúc.

Việc nghe bài hát, nghiên cứu bài hát để làm ra một bản hoà âm hay cho một bài hát phụ thuộc mạnh mẽ vào cấu trúc bài hát đó. Nếu làm hoà âm mà bạn không quan tâm gì đến cấu trúc của bài hát, bạn có lẽ sẽ khó mà đạt được việc cảm thụ nó chứ đừng nói làm ra được một sản phẩm âm nhạc từ giai điệu gốc.

Cấu tạo các bộ giọng:

Các thang âm làm ra một bộ gam các nốt nhạc, nó là “nguyên liệu thô sơ”, nhiệm vụ người nghệ sỹ là nhặt các thứ thô sơ đó, gắn thời gian và không gian vào để tạo thành tác phẩm. Và điều quan trọng vào bậc nhất chính là phải hình thành được các hợp âm phù hợp phụ thuộc vào giọng của bài hát.

Ví dụ tạo sao giọng la trưởng thì gồm có các hợp âm A E F#m C#m D Bm, trong khi bộ giọng la thứ lại gồm có các hợp âm: Am Em F G Dm C hoàn toàn khác?

Lý tính và cảm tính của cung bậc:

Đã bao giờ bạn nghe thấy một bài hát với hai cách phối khí khác nhau, một bản tạo cảm giác vui, sôi động, một bản lại tạo cảm giác buồn, sâu lắng… mặc dù giai điệu bài hát đó không có nhiều thay đổi.

Cách phối khí và sự tham gia của các nhạc cụ khác nhau tất nhiên đã tạo ra cảm xúc đó, nhưng thực chất, các cảm xúc đó là do lý tính và cảm tính của các cung bậc tạo ra. Ví dụ đang chơi một nốt nhạc, đánh tăng lên một cung sẽ tạo ra cảm xúc khác so với đánh giảm xuống một cung. Tập hợp tất cả các loại cảm xúc đó lại sẽ tạo ra cảm xúc tổng thể cho bài hát.

Nhịp điệu:

Nhịp điệu cũng tạo ra cảm xúc khác nhau cho bài hát. Các nhịp điệu giống như cấu trúc ở mức độ đơn vị của cảm xúc bài hát hay là các viên gạch tạo ra cảm xúc của cả bài nhạc được phối khí.

Mỗi viên gạch có nhiệm vụ mang một ít cảm xúc tới người nghe, khi đã chơi hoàn thiện cả bài, cảm xúc chung cuộc còn đọng lại không phải là từng viên gạch có đặc điểm như thế nào mà tổng thể bài hát đó đã gây ra ấn tượng gì. Thử tưởng tượng một bài hát được xếp bằng các nhịp điệu không nhất thống và hoàn toàn không có ý đồ thì cũng giống như ngôi nhà được xây lên bằng các viên gạch không đồng đều, chỗ to chỗ nhỏ, chỗ dày chỗ mỏng. Không chỉ khó xây mà còn rất xấu!

Giới thiệu lớp học đàn guitar đệm hát hà nội hải phòng tp.hcm

Biên tập bởi Linh A

Tags
Bài viết liên quan
  • Top 1 Shop Đàn Guitar Yên Bái Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Thông Báo Lịch Nghỉ Tết

  • Tuyển Dụng Nhân Viên Thương Mại Điện Tử

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Lâm Đồng Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Hoà Bình Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Cập nhật bảng giá mới nhất của đàn Guitar Yamaha năm 2023

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Thanh Hoá Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • [Gợi ý] Top 1 địa chỉ dạy học đàn guitar Cầu Giấy uy tín nhất thành phố Hà Nội

  • Top 1 Shop Đàn Guitar TP HCM Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Tại sao nên lựa chọn đàn guitar Rosen để bắt đầu học guitar?

  • Top 1 Dịch Vụ Sửa Chữa Đàn Guitar Tại Hải Phòng

  • Đàn Guitar Việt Nam Loại Nào Tốt?