Thông tin chi tiết

Đàn Tam là nhạc khí dây gảy phổ biến trong Dân tộc Việt (người Tày, Thái có Ðàn Then 3 dây nhưng nguyên tắc và âm sắc hơi khác với Ðàn Tam, thực chất tiếng Ðàn Tam rung trên mặt da còn tiếng Ðàn Then rung trên mặt gỗ mỏng). Ðàn Tam hiện nay có cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn (âm trầm). Ðàn Tam cỡ nhỏ và cỡ vừa có thể đánh giai điệu và hòa âm. Ðàn Tam có thể diễn tấu các bản nhạc có tốc độ nhanh, đánh láy đầu, láy đuôi hoặc biến tấu. Về âm lượng Ðàn Tam có thể vang bằng hai đàn dây gảy khác, loại Tam cỡ lớn có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc.

Đàn Tam là nhạc khí dây gảy, có ba dây, ba cỡ: đại, trung, và tiểu, loại tiểu là phổ biến nhất.

1.      Thùng đàn

2.      Mặt đàn

3.      Dọc đàn (cần đàn)

4.      Dây đàn

5.      Bộ phận lên dây

6.      Phím đàn

Thùng đàn: hình bầu dục, thành đàn làm bằng gỗ cứng, khá nặng, đáy đàn bịt gỗ, có lỗ thoát âm.

Mặt đàn: mặt đàn bịt bằng da trăn nay thay bằng da lợn, trên mặt đàn có ngựa đàn.

Dọc đàn (cần đàn): khá dài, bằng gỗ cứng, mặt cần đàn không có phím.

Dây đàn: dây đàn bằng tơ se, nay thay bằng nylông, cỡ to nhỏ khác nhau, ba dây mắc vào cuối bầu đàn, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn qua một miếng xương đục thủng ba lỗ đặt trên mặt cần đàn. Miếng xương có thể di chuyển kéo lên cao gần đầu đàn hay hạ xuống phía hộp đàn giống như cái khuyết ở Ðàn Nhị, có tác dụng làm âm thanh cao lên hay hạ xuống khi cần thiết. Ðàn Tam hiện nay đã bỏ miếng xương ấy. Dây đàn cách nhau một quãng 4 đúng và một quãng 5 đúng. (Sol - Ðô1 - Sol1).

Đọc thêm

Sản phẩm tương tự Đàn Tam Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam

    Phụ kiện phù hợp

    Bình luận và đánh giá về Đàn Tam Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam

    0.0
    5
    0 đánh giá
    4
    0 đánh giá
    3
    0 đánh giá
    2
    0 đánh giá
    1
    0 đánh giá