Điều chỉnh Action Guitar – Giúp cây đàn dễ chơi và âm sắc tốt hơn

16/09/2017 23:25 32.854 lượt xem

Action chủ yếu được hiểu là độ cao của dây đàn so với phím đàn. Qua bài viết này, TYGY Music sẽ giúp bạn hiểu thêm về action để từ đó có thể sử dụng cây guitar của mình được tốt hơn.

Những điều chỉnh cơ bản bao gồm:

  • Điều chỉnh Truss Rod

  • Hạ thấp chiều cao xương đàn (nếu cần) (xương đàn là miếng nhựa nhỏ đỡ dây ở ngựa đàn)

  • Khứa sâu các rãnh của lược đàn (nếu cần)

  • Kiểm tra các bộ phận (có bị lỏng hay không)

  • Làm sạch mặt phím và các phím đàn

  • Thay dây và lên dây

Một cây đàn được điều chỉnh tốt sẽ:

  • Tăng sự thoải mái do đã giảm được lực bấm của ngón tay

  • Loại trừ hoặc làm giảm tiếng rè

  • Tăng cường âm sắc và độ ngân

  • Tăng cường intonation (sự đồng bộ của tiếng đàn ở các vị trí khác nhau trên bàn phím)

Không có một quy chuẩn nào cho chuyện điều chỉnh action cả. Yêu cầu của mỗi người là khác nhau, và tình trạng từng cây đàn cũng rất đa dạng. Cảm giác “đúng đắn” và “hợp” là thước đo duy nhất cho trường hợp này.

Nào, chúng ta hãy cùng bắt đầu với một vài tiêu chuẩn đo lường cơ bản:

Độ cao của dây tại phím số 12:

Độ cao của xương đàn ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao của dây so với phím đàn, đặc biệt là tại các ngăn phím bên trên.

Không phải tất cả các nhạc cụ đều có một cách chỉnh giống nhau và tùy thuộc vào phong cách/ yêu cầu của người chơi mà có những cách chỉnh khác nhau. Sự đa dạng trong tinh chỉnh nhạc cụ có thể tạo ra phong thái chuyên nghiệp, khác hẳn và tốt hơn nhiều với cách chỉnh “done by the numbers” – hoàn toàn dựa vào các thông số.

Vậy độ cao trung bình của dây là như thế nào?

Hầu hết các nhà sản xuất đều để action tại 3/32” tới 7/64” đối với dây bass E ở phím số 12 và 2/32” tới 5/64” đối với dây treble E.

Điều chỉnh Action Guitar

Để đo độ cao của dây, hãy đặt phần đầu thước tại ngăn phím số 12 phía dây E thấp để đo khoảng cách giữa mặt phím đàn (phần cao nhất của phím) với phần thấp nhất của dây E. Độ cao của action không ảnh hưởng tới sắc thái của đàn, nó chỉ khiến cho đàn khó chơi nếu không muốn nói là gây đau.

Độ cao của dây tại phần lược đàn:

Độ cao của dây tại phần lược đàn nên thấp nhất có thể miễn là không gây rè dây buông là được. Khoảng cách giữa dây và ngăn phím thứ nhất nên khoảng .020” (.5mm). Khi bạn chắc chắn về tình trạng của phím đàn (không có phím nào bị vênh hay quá cao) thì bạn nên chỉnh độ cao của dây tại phần lược đàn thấp nhất có thể. Chiều cao của dây tại phần lược đàn có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng của phím đàn , cỡ dây và kiểu gẩy pick.

Điều chỉnh Action guitar đúng cách

Để kiểm tra độ cao của dây tại phần lược đàn, bạn bấm mỗi dây tại phím số 3 (bấm vào phím chứ không phải ngăn phím) và kiểm tra khoảng cách giữa dây và phím thứ nhất, nếu thấy có khoảng cách là được. Một vài cây đàn có thể vẫn chơi tốt ngay cả khi dây chạm vào phím thứ nhất, hầu hết đàn acoustic cần có 1 khoảng cách rất nhỏ (nhưng vẫn phải có) để tránh rè dây. Một lược đàn phù hợp cần:

  • Đảm bảo dây nằm gọn trong cần để tránh tình trạng dây bị trượt khỏi cần khi bấm.

  • Cân bằng khoảng cách giữa dây với dây

  • Góc của rãnh bên dưới phải đủ để giữ dây không trôi và đảm bảo độ ngân cũng như độ sạch của tiếng đàn.

  • Độ sâu của rãnh phải cung cấp action thấp nhất và âm sắc hay nhất.  

Độ cong của cần đàn:

Độ cong cần đàn thích hợp sẽ cung cấp cho dây một khoảng không để có thể rung, dao động mà không chạm phải phím đàn. Độ cong quá lớn sẽ khiến cần đàn có xu hướng cong ra ngoài và làm cao action cũng như gây lệch khoảng cách dây với phím. Độ cong nên vừa phải mà vẫn đảm bảo các kích cỡ giữa dây và phím như đã đề cập ở trên. Để chỉnh độ cong, bạn cần chỉnh truss rod.

Độ cao phím vừa phải và mặt phím tốt:

Phím đàn cần có độ cao phù hợp và , mặt phím phải trơn và mịn, dễ dàng cho người chơi sử dụng. Phím đàn có độ cao không đồng đều sẽ gây ra tiếng rè và làm tăng action, hoặc thậm chí làm thăng hay giáng một số note. Bạn nên đem cây guitar của mình tới cho các chuyên gia thẩm định về độ đồng đều của mặt phím, vì điều này khó có thể thực hiện ở nhà.

Những phím đàn bị mòn hoặc nứt vỡ có thể ảnh hưởng đến âm sắc và gây ra rè tiếng, ngoài ra nó còn cản trở người chơi thực hiện một số kĩ thuật (bend, slide, tap,v v)

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ cao hoặc thấp của dây đàn:

Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp:

Độ ẩm cao có thể khiến cho gỗ bị phình ra, độ ẩm thấp lại khiến cho gỗ bị co lại. Một số cây đàn sau khi trải qua một mùa hè hay thời gian có độ ẩm cao đã bị phồng phần mặt đàn, khiến dây bị nhấc cao gây cản trở người chơi.

Mặt khác, thiếu độ ẩm lại khiến cho đàn bị khô và gây ra hiện tượng “co rút” phần mặt hay thậm chí là nứt mặt gây ra chạm phím. Ngoài ra thì hiện tượng rễ tre bàn phím/khe giữa phím lộ ra cũng khá phổ biến. Bạn nên có kế hoạch chống ẩm tốt cho cây đàn của mình. Tốt nhất là nên có hộp đựng cùng với một lượng gói chống ẩm hợp lý trong đó.

Những rãnh trên lược và xương đàn:

Những rãnh trên lược đàn và xương đàn sẽ mòn dần theo thời gian, khi dây đàn kim loại cọ xát vào chúng. Rãnh lược đàn quá mòn sẽ gây rè tiếng do chạm phím, trong khi rãnh xương đàn sâu ảnh hưởng tới intonation và nhiều khi còn làm đứt dây. Tốt nhất bạn nên thay lược/xương đàn nếu chúng quá mòn và có rãnh quá sâu.

Áp lực dây đàn lên mặt đàn:

Mọi cây acoustic guitar đều có xu hướng hơi cong cần về phía trước theo thời gian do áp lực của 6 dây đàn lên mặt cần và ngựa đàn (áp lực này lên tới hơn 50kg), nhất là khi acoustic không có thân đàn đặc và cứng như electric. Xu hướng này sẽ khiến dây đàn dần dần cao lên và ảnh hưởng action. Bạn nên tinh chỉnh cần guitar thường xuyên để tránh trường hợp này, và nếu lâu không sử dụng đàn, hãy tháo lỏng dây đàn.

Thay đổi cỡ dây:

Mọi thay đổi về kích cỡ dây, dù là tăng hay giảm, đều ảnh hưởng tới action của đàn. Tốt nhất là bạn nên chọn cho mình một cỡ dây phù hợp, và sau khi tinh chỉnh cẩn thận thì chỉ nên dùng cỡ dây đó thôi.

Các vấn đề về cấu trúc:

Ngựa đàn lỏng, ốc xiết chưa chặt, nứt vỡ, vv đều có thể gây ra những vấn đề cho action của đàn. Và đây là những vấn đề khá nghiêm trọng, thế nên hãy giữ đàn của bạn cẩn thận. Còn nếu chẳng may xảy ra, bạn nên đem cây đàn của mình tới các chuyên gia thôi.

Giới thiệu lớp học đàn guitar đệm hát hà nội hải phòng tp.hcm

Biên tập bởi TYGY Music

Tags
Bài viết liên quan
  • Top 1 Shop Đàn Guitar Hoà Bình Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Nghệ An Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Bình Phước Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Dịch Vụ Sửa Chữa Đàn Guitar Tại Hải Phòng

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Lâm Đồng Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Thông Báo Lịch Nghỉ Tết

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Lào Cai Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar TP HCM Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Thanh Hoá Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Yên Bái Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Hà Nội Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • [Gợi ý] Top 1 địa chỉ dạy học đàn guitar Cầu Giấy uy tín nhất thành phố Hà Nội