Sáo dọc là một loại nhạc cụ hơi làm bằng gỗ khá phổ biến ở đầu thế kỉ thứ 14. Nhạc cụ này tạo ra âm thanh nhẹ nhàng giống như sáo. So với các nhạc cụ khác thì sáo dọc khá dễ chơi, vì vậy đây là loại nhạc cụ đầu tiên hoàn hảo cho trẻ em hay những người học chơi nhạc. Loại nhạc cụ này có rất nhiều màu sắc và kích cỡ để bạn lựa chọn cho phù hợp.
Bước 1. Bắt đầu làm quen với sáo dọc:
Mua một cây sáo dọc. Nếu bạn là một người mới nhập môn thì hãy bắt đầu bằng cách mua một chiếc sáo bằng nhựa rẻ tiền. Sáo nhựa thường được dùng để dạy học sinh ở trường vì vậy bạn không cần tốn nhiều công sức để bảo quản.
-
Khi đã thành thạo những bước cơ bản và vẫn muốn chơi tiếp thì bạn có thể nâng cấp lên với một chiếc sáo gỗ đắt tiền hơn. Những chiếc sáo gỗ thường tạo ra âm thanh hay hơn sáo nhựa nhưng lại khó khăn hơn khi bảo quản.
-
Bạn có thể tìm thấy sáo gỗ và sáo nhựa ở đây với chất lượng tốt và giá phải chăng.
Lắp chiếc sáo. Sáo dọc thường có ba phần, phần trên cùng có miệng thổi, phần ở giữa có các lỗ đặt tay và phần đuôi có hình giống chiếc chuông. Hãy nhẹ nhàng vặn để nối các phần này lại với nhau.
-
Phần đuôi cần được xoay sao cho chiếc lỗ quay về phía bên phải một chút khi nhìn theo hướng mà bạn chơi.
-
Một vài chiếc sáo dọc thường được dùng ở trường là sáo liền.
Học cách cầm sáo dọc. Cầm sáo dọc lên và đặt miệng sáo trên môi bạn. Nhẹ nhàng giữ lấy nó ở giữa môi bạn và dùng các ngón tay để giữ cho nó thăng bằng. Hãy nhớ đặt tay trái của bạn lên phần đầu cây sáo.
-
Mặt sau có một lỗ của sáo cần quay về phía bạn. Mặt trước quay về phía ngược lại.
-
Đừng cắn miệng sáo hoặc để nó chạm vào răng.
Bước 2. Tập thành thục các bước cơ bản:
Hãy luyện tập thổi sáo mỗi ngày. Hãy thổi sáo thường xuyên để hiểu được âm thanh mà sáo sẽ tạo ra. Thổi thật nhẹ với làn hơi đều là một trong những kĩ thuật khó nhất nhưng cũng vô cùng quan trọng khi bạn bắt đầu chơi sáo dọc.
-
Nếu bạn thổi quá mạnh, cây sáo sẽ tạo ra một âm thanh rít rất khó chịu. Hãy thổi nhẹ nhàng để tạo ra âm thanh du dương hơn.
-
Hãy thở từ cơ hoành và đảm bảo rằng bạn thổi thật đều. Điều đó sẽ giúp giữ cho âm thanh được đều nhau.
Học kĩ thuật đánh lưỡi thật chuẩn xác. Khi chơi một nốt trên sáo dọc, bạn cần tạo ra và dừng âm thanh lại bằng lưỡi. Đặt lưỡi của bạn ở vòm miệng và phía sau răng. Âm thanh cần bắt đầu và kết thúc ở đó.
-
Để làm được điều này, hãy thử nói từ “doot” hoặc “dud” khi bạn chơi nốt nhạc đó. Kĩ thuật này được gọi là đánh lưỡi và nó sẽ tạo nên một điểm khởi đầu cũng như kết thúc rõ ràng cho nốt nhạc.
-
Hãy cẩn thận và đừng nói thành tiếng từ “doot” hay “dud” khi chơi. Những từ này chỉ được dùng để giúp bạn luyện tập kĩ thuật đánh lưỡi cho chính xác mà thôi.
Chơi nốt đầu tiên của bạn. Nốt đầu tiên mà mọi người thường học là nốt B. Nốt này đòi hỏi bạn phải bịt lỗ ở phía sau lại bằng ngón cái. Bây giờ hãy dùng ngón trỏ tay trái và bịt lỗ đầu tiên ở mặt trên cùng, phía dưới miệng thổi. Dùng ngón tay cái của bàn tay phải để giữ thăng bằng cho chiếc sáo. Bây giờ hãy nhẹ nhàng thổi vào miệng sáo và nhớ nói “doot” hoặc “dud”. Làm tốt lắm! Âm thanh mà bạn vừa tạo ra chính là nốt B.
-
Nếu nốt đó không phát ra tiếng hay cây sáo rít lên thì bạn cần chắc chắn những ngón tay của mình đặt thật phẳng và hoàn toàn che phủ các lỗ.
-
Cây sáo bị rít có thể là do bạn đã thổi quá mạnh.
-
Hãy tiếp tục luyện tập nốt B cho đến khi bạn chơi được dễ dàng.
Hiểu được bảng đặt ngón. Một bảng đặt ngón đơn giản được sử dụng để thể hiện các nốt trên sáo. Bảng đặt ngón bao gồm các số từ 0 đến 7, với số 0 đại diện cho ngón cái tay trái, số 1 đại diện cho ngón trỏ tay trái, số 2 đại diện cho ngón giữa tay trái và cứ thế tiếp tục.
-
Ví dụ, nốt B mà bạn vừa thổi sẽ được thể hiện trên bảng đặt ngón như sau: 0 1 - - - - - -
-
Những con số đại diện cho các lỗ bị che phủ, còn các dấu gạch thể hiện các lỗ không bị che. Ở ví dụ này, số 0 chỉ ra rằng ngón cái của bạn che lỗ ở mặt sau của chiếc sáo, trong khi đó số 1 thể hiện rằng ngón trỏ tay trái của bạn cần che lỗ đầu tiên.
Học những nốt tay trái. Những nốt đầu tiên mà bạn học chơi bằng tay trái là nốt B (mà bạn vừa mới chơi), A và G. Hai nốt tiếp theo mà bạn sẽ chơi bằng tay trái là C' và D'. Dấu phẩy đánh ở góc phía trên bên tay phải của những nốt này thể hiện rằng đây là những nốt cao.
-
Cách chơi chơi nốt A: Sử dụng cùng vị trí tay như nốt B, nhưng lần này bạn cần đặt ngón giữa tay trái trên lỗ thứ hai tính từ trên xuống. Bảng đặt ngón cho nốt A là: 0 12 - - - - -
-
Cách chơi nốt G: Dùng cùng vị trí tay như nốt A, nhưng lần này bạn đặt ngón áp út tay trái trên lỗ thứ ba tính từ trên xuống. Bảng đặt ngón cho nốt G là: 0 123 - - - -
-
Cách chơi nốt C’: Che lỗ phía sau bằng ngón cái tay trái, sau đó đặt ngón giữa tay trái lên lỗ thứ hai tính từ trên xuống. Bảng đặt ngón cho nốt C’ là: 0 - 2 - - - - -
-
Cách chơi nốt D’: Không che lỗ phía sau và đặt ngón giữa tay trái trên lỗ thứ hai tính từ trên xuống. Bảng đặt ngón cho nốt D’ là: - - 2 - - - - -
Học các nốt chơi bằng tay phải. Những nốt đầu tiên mà bạn học chơi bằng tay phải là nốt E, D và F#. Hai nốt tiếp theo mà bạn sẽ học cách chơi sử dụng tay phải là nốt F và C. Hai nốt này có thể gây khó khăn cho những người mới chơi vì bạn cần che rất nhiều lỗ cùng một lúc khi chơi.
-
Cách chơi nốt E: Che lỗ phía sau bằng ngón cái tay trái, che ba lỗ đầu tiên bằng ngón trỏ tay trái, ngón giữa và ngón áp út, sau đó đặt ngón trỏ tay phải lên lỗ thứ 4 tính từ trên xuống và ngón giữa tay phải lên lỗ thứ 5 tính từ trên xuống. Bảng đặt ngón cho nốt E là: 0 123 45 - -
-
Cách chơi nốt D: Sử dụng cùng vị trí tay như nốt E, nhưng lần này hãy đặt ngón áp út tay phải của bạn lên lỗ thứ 6 tính từ trên xuống. Bảng đặt ngón cho nốt D là: 0 123 456 –
-
Cách chơi nốt F#: Sử dụng cùng vị trí tay như nốt D, nhưng lần này bỏ ngón trỏ tay phải của bạn khỏi lỗ thứ 4 tính từ trên xuống và giữ nguyên những ngón còn lại. Bảng đặt ngón cho nốt F# là: 0 123 - 56 –
-
Cách chơi nốt F: Đặt ngón cái tay trái của bạn lên lỗ phía sau, đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út tay trái lên 3 lỗ đầu tiên trên cùng, ngón cái tay phải đặt trên lỗ thứ tư, ngón áp út tay phải đặt trên lỗ thứ 6 và ngón út tay phải đặt trên lỗ thứ 7. Bảng đặt ngón cho nốt F là: 0 123 4 – 67
-
Cách chơi nốt C: Khi chơi nốt C, cả 7 lỗ đều được che lại. Ngón cái tay trái của bạn sẽ che lỗ dưới cùng, ngón cái, ngón giữa và ngón áp út tay trái che 3 lỗ đầu tiên trên cùng và ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út cùng ngón út tay phải sẽ che 4 lỗ cuối cùng. Bảng đặt ngón của nốt C là: 0 123 4567
Hãy luyện tập những bài hát đơn giản. Một khi bạn đã thành thục tất cả những nốt này rồi thì bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau để chơi một số bài hát đơn giản:
- Mary có một chú cừu nhỏ:
- B A G A B B B
- A A A
- B D' D'
- B A G A B B B
- A A B A G
- Những ngôi sao nhỏ lấp lánh:
- D D A A B B A
- G G F# F# E E D
- Auld Lang Syne:
- C F F F A G F G A F F A C' D'
Bước 3. Làm quen với các kĩ thuật cao cấp:
Luyện tập chơi những nốt cao. Những nốt này có thể hơi khó chơi một chút. Để chơi một nốt cao hơn nốt D’, bạn cần dùng đến một kĩ thuật có tên gọi “bấu chặt lỗ đặt ngón cái”. Dùng đầu ngón tay cái của bạn để che 2/3 đến 3/4 lỗ đặt ngón cái. Hơi mím chặt môi của bạn và thổi mạnh hơn bình thường một chút.
Học các nửa cung. Nửa cung là một âm nằm giữa một nốt và nốt tiếp theo, giống như âm thanh tạo ra khi chơi các phím đen trên đàn piano. Bạn đã học một trong số những nửa cung phổ biến nhất – nốt F#. Hai nốt nửa cung mà bạn cần học tiếp theo là Bb và C#’.
-
Bảng đặt ngón cho nốt Bb là: 0 1 - 3 4 - - -
-
Bảng đặt ngón cho nốt C#’ là: - 12 - - - - -
-
Bạn có thể luyện tập những nốt nửa cung này bằng cách chơi một bài hát ngắn có tên Chú cừu đen Baa Baa: D D A A B C#' D' B A, G G F# F# E E D
Luyện tập kĩ thuật rung hơi. Khi bạn đã thành thạo các nốt đó thì bạn có thể luyện tập kĩ thuật rung hơi của mình. Một âm rung giúp cho những nốt dài có tiếng vang, tạo nên hiệu ứng linh hoạt rất thú vị. Có một vài cách để thực hiện được kĩ thuật này:
-
Dùng cơ hoành để tạo độ rung. Hãy điều khiển làn hơi thổi vào sáo bằng cách thắt chặt và co cơ hoành lại. Hãy nói "heh heh heh" nhưng đừng để mất làn hơi hoàn toàn.
-
Sử dụng kĩ thuật vê lưỡi của bạn. Hãy nói "yer yer yer yer yer yer” và dùng lưỡi để điều khiển làn hơi.
-
Sử dụng kĩ thuật vỗ ngón tạo rung. Kĩ thuật thường được biết đến với tên gọi “láy rền” này không hữu dụng lắm trong việc tạo ra âm rung kéo dài. Hãy luân phiên che nốt đó và nốt cao hơn tiếp theo. Đừng đánh lưỡi với mỗi nốt mà hãy nhanh chóng chơi theo chuỗi nốt A B A B A B A.
Sử dụng kĩ thuật vuốt hơi. Kĩ thuật này được tạo nên bằng cách nhanh chóng vuốt những ngón tay liên tiếp lên sáo để tạo ra âm thanh vuốt.
Bước 4. Bảo quán sáo sau khi sử dụng:
Lau chùi sáo của bạn sau mỗi lần sử dụng. Việc giữ vệ sinh cho sáo là rất quan trọng và nó cũng giúp cho sáo luôn ở tình trạng tốt.
-
Bạn có thể rửa những chiếc sáo nhựa trong máy rửa bát hoặc bồn rửa chứa nước xà phòng ấm. Hãy tháo các bộ phận ra trước khi rửa và nhớ rửa cho hết xà phòng.
-
Bạn có thể chùi miệng sáo bằng một chiếc bàn chải cũ hoặc dụng cụ lau tẩu.
-
Để cho chiếc sáo của bạn khô hoàn toàn trước khi tiếp tục chơi.
-
Đối với những chiếc sáo dọc bằng gỗ thì hãy tháo rời sáo và dùng khăn mềm cẩn thận lau hơi ẩm phía bên trong.
Cất chiếc sáo của bạn trong một bao đựng. Giữ sáo dọc trong bao khi không sử dụng để sáo không bị vỡ hoặc bị hư hỏng lỗ hình còi phía trên, bởi vì hư hỏng ở đó có thể khiến chiếc sáo trở nên vô dụng.
Bảo vệ chiếc sáo khỏi nhiệt độ khắc nghiệt. Bảo vệ nhạc cụ của bạn khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và để nó tránh xa ánh mặt trời trực tiếp, và không bao giờ được để nó trong một chiếc xe ấm hoặc gần nguồn nhiệt. Lưu ý này đặc biệt quan trọng đối với những chiếc sáo dọc làm bằng gỗ, nhưng cũng cần áp dụng với bất kì nhạc cụ nào khác.
Học cách xử lí tắc nghẽn. Hơi nước ngưng tụ trong ống sáo có thể gây ra nghẽn. Bạn có thể giảm thiểu tắc nghẽn ở cả sáo nhựa lẫn sáo gỗ bằng cách làm nóng khớp nối ở phần đầu bằng cách dùng nhiệt toả ra từ bàn tay, dưới cánh tay hoặc trong túi trước khi chơi.
-
Nếu hơi nước đã tích tụ trong ống sáo thì hãy che phủ hoàn toàn lỗ ở đầu ống sáo bằng một tay và thổi ra thật mạnh vào ống sáo. Làm như vậy sẽ giúp thổi bay độ ẩm dư thừa.
-
Nếu sáo vẫn bị nghẽn thì bạn có thể rửa sạch ống sáo bằng cách trộn một thìa canh nước làm sạch máy rửa chén với 3 thìa canh nước. Đổ dung dịch rửa này vào trong sáo qua lỗ miệng hoặc từ bên dưới và để nguyên dung dịch trong ống sáo một lúc trước khi rửa sạch. Hãy để cho sáo của bạn khô hoàn toàn trước khi tiếp tục chơi.
Lời khuyên:
-
Nếu cây sáo của bạn rít lên nhiều thì hãy đảm bảo rằng bạn không thổi quá mạnh và các lỗ hoàn toàn bị các ngón tay của bạn che phủ. Nếu sáo tiếp tục rít thì hãy thử xem bạn có thể thổi mạnh hơn hay điều chỉnh đến khi nốt phát ra đúng âm thanh.
-
Mím chặt môi khi chơi những nốt cao và thả lỏng môi khi chơi những nốt thấp.
-
Giữ cho lưng của bạn thẳng sẽ giúp cải thiện âm thanh.
-
Cố gắng nhớ 3 nốt đầu tiên tạo thành từ BAG.
-
Nếu bạn không tạo ra được âm thanh hay khi thổi thì có khả năng cây sáo của bạn bị ẩm. Hãy thử che lỗ lớn nhất đi và thổi mạnh hoặc xoắn miếng vải lại cho vừa và lau chùi.
-
Đừng bao giờ bỏ tiền cho các lớp học nhạc nếu bạn không thực sự muốn chơi sáo dọc.
-
Hãy chơi sáo dọc thật chính xác.
-
Sau khi chơi được khoảng 5 lần thì hãy bôi dầu nhờn lên dải cao su khi bạn tháo nó ra. Nếu không có dầu nhờn thì bạn có thể dùng Vaseline.
-
Lau chùi sáo dọc của bạn hàng ngày.
-
Nghe những đĩa nhạc từ thời cổ, chẳng hạn như âm nhạc từ thời kì Phục hưng để cảm nhận âm thanh. Sáo dọc thường được dùng trong âm nhạc thời đó.
-
Chơi kèn cla-ri-nét sẽ giúp bạn cải thiện kĩ năng chơi sáo dọc, và nếu bạn bắt đầu từ việc chơi sáo dọc thì một lựa chọn nhạc cụ khác cũng rất thú vị là kèn cla-ri-nét, vì nó có cùng cách chơi, cách cầm và cách đặt tay.
Những thứ bạn cần:
-
Một chiếc sáo dọc
-
Bản nhạc
-
Một giá đỡ bản nhạc (tuỳ chọn)
-
Các đĩa nhạc đệm (tuỳ chọn)
-
Giẻ lau sáo
-
Bao đựng (hộp cứng hoặc bao làm bằng vải. Phần lớn những chiếc sáo dọc dùng trong trường thường kèm theo một chiếc bao đựng giống như cặp vải)
Sưu tầm bởi Ngọc Đan