Các bộ phận chính của một cây đàn Ukulele và các lưu ý khi chơi

27/05/2017 14:40 22.993 lượt xem

Với hình dáng bên ngoài khá xinh xắn, cùng âm thanh tuyệt vời khi phát ra, đàn Ukulele đã khiến biết bao người yêu thích, và trở thành một trong những loại nhạc cụ được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, chắc hẳn không nhiều bạn biết rõ loại nhạc cụ này bao gồm các bộ phận nào và khi chơi cần lưu ý ra sao? Bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn biết thêm nhiều điều thú vị về đàn Ukulele đấy. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Chọn loại Ukulele phù hợp nhất:

Đàn Ukulele có rất nhiều loại cùng biến thể của nó qua quá trình hình thành và phát triển từ thế kỷ 18, tuy nhiên hiện nay có 4 loại Ukulele phổ biến nhất.

Các loại Ukulele thông dụng

1. Soprano Ukulele dài khoảng 21 inch (53 cm):

Đây là loại Ukulele nhỏ và phổ biến nhất với 12 đến 15 phím đàn nên rất dễ mang theo trong các buổi du lịch hoặc dã ngoại cuối tuần. Các phím đàn Soprano khá hẹp, nằm sát nhau nên người chơi có bàn tay lớn sẽ không thích hợp với loại này, vì vậy có thể nói Ukulele Soprano là lựa chọn tốt nhất cho các bạn mới bắt đầu chơi, các bạn gái hay phụ huynh sẽ chọn loại này cho con trẻ của mình. Sporano Ukulele được biết đến với âm thanh vang và sống động, thường được lên dây G C E A hoặc A D F# B.

2. Alto hay còn gọi là Concert Ukulele dài khoảng 23 inch (58 cm):

Với 15 đến 20 phím đàn, có kích thước lớn hơn Soprano một chút. Cần đàn khá rộng, nên những người có khổ tay to cũng có thể chơi đàn một cách thoải mái hơn. Vì là loại Ukulele kích thước lớn nên âm thanh nghe khá ấm tai.

3. Tenor Ukulele dài khoảng 26 inch (66 cm):

Là loại Ukulele lớn có âm thanh đầy hơn Soprano và Alto và có ít nhất 15 phím đàn. Vì có nhiều phím đàn nên nó có nhiều nốt cao hơn. Rất thích hợp cho các buổi biểu diễn trên sân khấu. Thường được lên dây G C E A.

4. Baritone Ukulele dài khoảng 30 inch (76 cm):

Là loại lớn nhất trong các loại Ukulele, tạo âm thanh tròn và đầy nhất. Nó có hơn 19 phím nên thích hợp để chơi nhạc Blue. Nếu bạn muốn nghe âm thanh rõ nét, vui vẻ thì đây là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Baritone thường được lên dây D G B E.

Hiểu rõ các bộ phận của đàn Ukulele:

Cấu tạo đàn Ukulele

Thân đàn (Body): Thân đàn bao gồm mặt sau, mặt trước và thành đàn. Lựa chọn gỗ làm thân đàn rất quan trọng để tạo ra âm thanh đầy, ấm áp và sắc nét. 

Lỗ thoát âm (Sound Hole): Lỗ thoát âm là lỗ mở trên mặt đàn Ukulele. Khi các sóng âm hình thành bởi các dây đàn dao động sẽ được khuyếch đại bên trong thùng đàn và thoát ra ngoài không gian. 

Ngựa đàn (Saddle) : Là một miếng gỗ được đặt trên mặt của thân đàn, có chức năng giữ tất cả các dây tại chỗ và trên mặt phím đàn.

Lược đàn (Nut): Lược đàn giữ dây Ukulele ở vị trí chính xác (cùng với ngựa đàn).

Khóa đàn (Tunning Adjuster): Khóa đàn là bộ phận giữ dây. Bằng cách vặn (xoay) chúng, bạn có thể điều chỉnh cao độ cho dây của cây đàn Ukulele.

Đầu đàn (Head): Đây là phần đầu của Ukulele và được lắp các bộ khóa đàn. 

Cần đàn (Neck): Cần đàn là một thân gỗ chắc chắn hỗ trợ cho mặt phím đàn và để kết nối đầu đàn và thân đàn. 

Dấu phím đàn: Đây thường là những dấu chấm, có thể thiết kế theo ý khách hàng. Các mẫu Ukulele cao cấp và công phu sẽ được chế tác nghệ thuật hơn. Dâu phím đàn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định được vị trí phím đàn bạn chơi. Chúng thường được đặt ở phím thứ 3, thứ 5, thứ 7, 10, và phím thứ 12. 

Phím đàn (Frets): Các phím đàn là những thanh dọc được làm từ kim loại trên mặt phím đàn.

Dây đàn (String): Dây là nơi bạn gảy hoặc đánh để tạo ra rung động. Rung động thông qua lỗ thoát âm đến thân đàn (khuếch đại chúng) và tạo ra âm thanh.

Sau khi đã chọn được loại đàn Ukulele phù hợp với mình và hiểu rõ các bộ phận của đàn Ukulele, bây giờ chắc hản bạn đã nóng lòng muốn chơi nắm rồi phải không nào? Kiên nhẫn đọc nốt phần lưu ý trước khi chơi, bạn sẽ đỡ mất thời gian vô ích hơn rất nhiều đấy:

1. Giữ Ukulele đúng cách:

Nếu bạn đang ngồi ôm đàn thì không nên quá siết chặt đàn với phần dạ dày và đùi trên. Giữ đàn một cách thoải mái và thả lỏng cơ thể. Trưởng hợp, bạn thuận tay phải thì nên đặt ngón tay cái bên tay trái lên phía sau cần đàn để các ngón tay khác chơi hợp âm và thay đổi phím dễ dàng hơn, sử dụng tay phải để gảy dây đàn. Nên cắt móng tay khi chơi để tránh va chạm dây và làm xước cần đàn.

2. Lên dây đàn Ukulele:

Bạn có thể sử dụng Tuner hay dụng cụ lên dây khác để chỉnh dây đàn ukulele. Dây gần bạn nhất là G, dây xa nhất là A.

3. Tìm hiểu các hợp âm:

Hợp âm là sự kết hợp các nốt và làm bản nhạc trở nên thú vị hơn. Vì vậy, hãy nhớ học các hợp âm cơ bản Ukulele thật kĩ nhé. 

4. Kỹ thuật Strumming:

Thư giãn bàn tay và trượt ngón tay lên, xuống các dây. Có nhiều các strumming cho bạn chọn thông qua các bài hát. Để thực hành bạn có thể bắt đầu với phương pháp gảy dây xuống, xuống, xuống, xuống và lên, lên, lên, lên như clip hướng dẫn khá chi tiết của guitarist Hoàng HIếu Kenshin bên dưới nhé.

5. Học hỏi từ những người chơi khác:

Xem cách chơi Ukulele của những người chuyên nghiệp. Điều này giúp bạn học được nhiều phương pháp chơi thậm chí bạn có thể sáng tạo nhiều ý tưởng mới.

6. Chơi Ukulele với trái tim của bạn:

Âm thanh từ Ukulele tiếp thêm tinh thần cho bạn. Hãy chơi với cảm xúc, đặt trái tim và truyền đạt cảm xúc của bạn qua âm nhạc bạn nhé!

Biên tập bởi Tiến Mạnh

Tags
Bài viết liên quan
  • Top 1 Shop Đàn Guitar Tiền Giang Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Nghệ An Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Bình Phước Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Hoà Bình Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Lào Cai Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Dịch Vụ Sửa Chữa Đàn Guitar Tại Hải Phòng

  • Tuyển Dụng Nhân Viên Thương Mại Điện Tử

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Lâm Đồng Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • [Gợi ý] Top 1 địa chỉ dạy học đàn guitar Cầu Giấy uy tín nhất thành phố Hà Nội

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Hà Nội Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar Thanh Hoá Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học

  • Top 1 Shop Đàn Guitar TP HCM Chính Hãng, Giá Rẻ Cho Người Mới Học